Bài viết được dẫn nguồn từ website 01minh.com (thông tin được Hội tim mạch học Việt Nam bảo trợ)
Vì tiền đái tháo đường (ĐTĐ) không có triệu chứng rõ ràng, nên bạn sẽ không nghĩ đến việc mình có thể bị tiền Đái tháo đường. Tuy nhiên, có một số yếu tố tăng nguy cơ mắc tiền Đái tháo đường của bạn.
Nếu bạn nhận thấy mình có bất cứ yếu tố nguy cơ nào trong số này, có thể bạn muốn gặp bác sĩ để được tư vấn và xét nghiệm đường huyết của mình.
Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì (nghĩa là chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥23 kg/m2 ở người châu Á) cơ thể sẽ khó sử dụng insulin để kiểm soát nồng độ đường trong máu.
Lối sống lười vận động có thể làm mất cân bằng đường huyết.
Bạn có nguy cơ cao hơn mắc tiền Đái tháo đường nếu bạn từ 45 tuổi trở lên
Nếu họ hàng của bạn mắc Đái tháo đường, có khả năng bạn sẽ có nguy cơ mắc tiền Đái tháo đường hoặc Đái tháo đường, vì cả hai bệnh đều di truyền.
Nếu bạn mắc Đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh con nặng hơn 4 kg.
Một số nhóm chủng tộc có tỉ lệ mắc Đái tháo đường cao hơn, bao gồm người châu Á/ người dân đảo Thái Bình Dương, người châu Phi, bản địa châu Mỹ, Mỹ Latin.
Nếu bạn bị Tăng huyết áp (nghĩa là >140/90 mmHg) bạn có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.
Bạn sẽ tăng nguy cơ nếu bạn có HDL < 35 mg/dL (0.9 mmol/L) và/hoặc triglycerid >250 mg/dL (2.82 mmol/L).
Hội chứng buồng trứng đa nang xảy ra khi hormon của người phụ nữ mất cân bằng và cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ ĐTĐ.
VNM/NONCMCGM/0318/0005v
Bài viết liên quan
Hạ đường huyết nặng có thể gây nguy hiểm tính mạng. Do đó, cần có biện pháp xử trí hạ đường huyết nhanh chóng, kịp thời.
Tiền đái tháo đường là giai đoạn trung gian giữa đường huyết bình thường và đái tháo đường. Đây được xem là khoảng thời gian sớm mà bệnh có thể hồi phục.
Chế độ ăn và tập luyện cho người tiền đái tháo đường lành mạnh là thành tố quan trọng trong quản lý tiền đái tháo đường của người bệnh.