CÁC BIẾN CHỨNG DÀI HẠN CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - THẬN VÀ TIM (PHẦN 1)

Bài viết được dẫn nguồn từ website 01minh.com (thông tin được Hội tim mạch học Việt Nam bảo trợ)

Theo thời gian, mức đường huyết tăng cao sẽ làm tổn hại các mạch máu. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề cho sức khỏe (các biến chứng). Giữ đường huyết ở trong phạm vi cho phép có thể giúp ngăn chặn hay trì hoãn các biến chứng này.

Việc điều trị đái tháo đường khi mắc bệnh là bạn đã tự bảo vệ sức khỏe của mình. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn, khỏe mạnh hơn và hạn chế phát sinh các bệnh tật khác sau này.

Các bệnh lý ở mắt bao gồm tổn thương mạch máu ở trong mắt (bệnh võng mạc), tăng áp lực trong mắt (bệnh tăng nhãn áp) và gây đục thủy tinh thể.

Các bệnh lý ở răng lợi (bệnh nha chu) có thể gây mất răng và xương.

Các bệnh lý ở mạch máu có thể dẫn đến các bệnh lý tuần hoàn, đau tim hay đột quỵ.

Bệnh thận ảnh hưởng đến mức độ thanh lọc các chất thải qua thận.

Các bệnh lý thần kinh có thể gây đau hay mất cảm giác ở các ngón chân và các phần khác của cơ thể. Chức năng tình dục cũng có thể bị rối loạn.

Tăng huyết áp làm cho tim bơm máu khó khăn hơn, dễ có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng hơn.

Đái tháo đường và bệnh thận

Đái tháo đường làm cho cơ thể giảm khả năng sử dụng các thực phẩm ăn vào. Do đó, glucose (là dạng đường được cơ thể sử dụng làm năng lượng) tăng lên trong máu. Sự gia tăng nồng độ glucose trong máu có thể làm tổn hại các mạch máu và thận. Bằng cách kiểm soát đái tháo đường, bạn có thể duy trì đường huyết ở mức bình thường và làm chậm các tổn thương thận.

Đái tháo đường và bệnh tim

Khi có bệnh đái tháo đường, bạn cần phải kiểm soát sức khỏe của mình. Điều này đặc biệt cần thiết khi bạn có bệnh tim hoặc nếu bạn đã từng có cơn đau tim. Bằng cách thay đổi một vài lối sống, bạn có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim sau này.

Đái tháo đường làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Khi mức đường huyết quá cao, lòng động mạch có thể bị hẹp do các mãng xơ vữa (do chất béo tạo thành). Điều này làm hạn chế dòng máu chảy tới tim và các phần khác của cơ thể như thận, chân và mắt.

VNM/NONCMCGM/0719/0061

Bài viết liên quan

CÁCH XỬ TRÍ KHI GẶP HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

Hạ đường huyết nặng có thể gây nguy hiểm tính mạng. Do đó, cần có biện pháp xử trí hạ đường huyết nhanh chóng, kịp thời.

Xem thêm
1585
NGƯỜI THỪA CÂN, BÉO PHÌ KHI NÀO NÊN TẦM SOÁT TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?

Tiền đái tháo đường là giai đoạn trung gian giữa đường huyết bình thường và đái tháo đường. Đây được xem là khoảng thời gian sớm mà bệnh có thể hồi phục.

Xem thêm
2864
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ TẬP LUYỆN CHO NGƯỜI TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN COVID-19

Chế độ ăn và tập luyện cho người tiền đái tháo đường lành mạnh là thành tố quan trọng trong quản lý tiền đái tháo đường của người bệnh.

Xem thêm
1515