Bài viết được dẫn nguồn từ website 01minh.com (thông tin được Hội tim mạch học Việt Nam bảo trợ)
Đái tháo đường làm tăng khả năng mắc các bệnh lý ở bàn chân. Việc kiểm tra bàn chân kỹ lưỡng sẽ giúp phát hiện sớm những bất thường dù nhỏ trên da trước khi chân bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Hướng dẫn bệnh nhân kiểm tra hàng ngày các dấu hiệu được nêu dưới đây và đến khám bác sĩ ngay nếu có bất kỳ vấn đề gì.
Các dấu hiệu cảnh báo
Thay đổi màu da
Da có màu đỏ kèm với những vết sọc thường là dấu hiệu nhiễm trùng. Da nhợt nhạt hay xanh tái thường do giảm tưới máu. Da màu đen là dấu hiệu mô bị chết.
Các vết đỏ da mới
Các vết đỏ da xuất hiện do ma sát hay chèn ép. Các vết đỏ da này có thể chuyển thành bọng nước (da dày trên ngón chân), hay vết chai (da dày ở lòng bàn chân).
Sưng
Sưng, đôi khi kèm với thay đổi màu da, có thể là dấu hiệu của tưới máu kém hay nhiễm trùng. Triệu chứng bao gồm đỏ và sưng bàn chân.
Các vết nứt da, vết thương hay loét da
Các vết nứt da và vết thương do tình trạng da khô và kích thích gây ra. Đó là dấu hiệu cho biết da bị tổn thương có thể dẫn đến loét.
Thay đổi nhiệt độ
Nếu cảm giác vùng da bị nóng có nghĩa bàn chân đang bị nhiễm trùng. Còn nếu thấy bàn chân bị lạnh hay có những thay đổi bất thường về hình dáng thì có thể là do không đủ máu
nuôi dưỡng.
Các vết nứt da, vết thương hay loét da
Các vết nứt da và vết thương do tình trạng da khô và kích thích gây ra. Đó là dấu hiệu cho biết da bị tổn thương có thể dẫn đến loét.
Thay đổi nhiệt độ
Nếu cảm giác vùng da bị nóng có nghĩa bàn chân đang bị nhiễm trùng. Còn nếu thấy bàn chân bị lạnh hay có những thay đổi bất thường về hình dáng thì có thể là do không đủ máu
nuôi dưỡng.
Các vấn đề ở móng chân
Móng chân có thể mọc vào trong da gây sưng hay đỏ, đau. Móng dày và mất màu là dấu hiệu nhiễm nấm móng. Các bệnh lý ở móng cần phải tới bác sĩ để điều trị.
Thay đổi cảm giác
Các dị cảm như kiến bò, tê, ngứa, rát bỏng hay mất cảm giác là dấu hiệu than kinh bị tổn thương.
Các vết rò và mùi hôi
Các vết rò và mùi hôi có thể là do các vết loét không được điều trị. Dịch tiết màu vàng hay trắng, chảy máu và có mùi thường là dấu hiệu của nhiễm trùng hay mô chết.
Đái tháo đường và bệnh nha chu
Khi mắc bệnh đái tháo đường bạn đã có nguy cơ mắc bệnh nha chu cao hơn (nhiễm trùng nướu và mô quanh răng). Bệnh nha chu có thể nặng hơn và khó chữa hơn. Ngăn ngừa và kiểm soát bệnh nha chu đòi hỏi một quá trình chăm sóc và theo dõi liên tục.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng Nướu
Vi khuẩn trong miệng của bạn tạo thành một màng nhầy, hơi trắng (bựa răng) trên răng. Nếu không loại bỏ bựa răng hàng ngày, nó có thể cứng hơn tạo thành mảng bám cứng màu nâu hay vàng (cao răng). Vi khuẩn từ bựa răng và cao răng có thể gây sưng, nhiễm trùng và tụt nướu. Nếu để lâu có thể gây bệnh lý xương và nướu nặng hơn.
Phẫu thuật nướu: Phẫu thuật nướu là một cách để loại bỏ tất cả các mảng bựa răng hay cao răng bám sâu. Có thể sử dụng cách điều trị này ở các trường hợp nhiễm trùng tiến triển và những trường hợp không đáp ứng với các điều trị khác.
VNM/NONCMCGM/0719/0061
Bài viết liên quan
Hạ đường huyết nặng có thể gây nguy hiểm tính mạng. Do đó, cần có biện pháp xử trí hạ đường huyết nhanh chóng, kịp thời.
Tiền đái tháo đường là giai đoạn trung gian giữa đường huyết bình thường và đái tháo đường. Đây được xem là khoảng thời gian sớm mà bệnh có thể hồi phục.
Chế độ ăn và tập luyện cho người tiền đái tháo đường lành mạnh là thành tố quan trọng trong quản lý tiền đái tháo đường của người bệnh.