Tư vấn trực tuyến – Đái tháo đường và biến chứng thường gặp

Bài viết được dẫn nguồn từ trang web daithaoduong.kcb.vn (nằm trong chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa giữa Đại sứ quán Đan Mạch và Cục Quản l‎ý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Novo Nordisk).

Trước sự gia tăng về tỷ lệ mắc bệnh và gánh nặng của đái tháo đường, việc dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị đúng cách bệnh đái tháo đường và các biến chứng là thực sự cần thiết. Để giúp bạn đọc có thể nhận biết và phòng ngừa các biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh tổ chức buổi tư vấn trực tuyến chủ đề: “Đái tháo đường và biến chứng thường gặp” lúc 16 giờ, Thứ Năm, ngày 14/11/2019.

Chuyên gia sẽ tư vấn cho độc giả: PGS.TS. Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng khoa Nội tiết – Cơ xương khớp, Bệnh viện Lão khoa trung ương.

Sau đây là nội dung tư vấn từ chuyên gia hàng đầu về đái tháo đường:

Câu hỏi 1: Mẹ tôi bị đái tháo đường 10 năm rồi, uống thuốc đái tháo đường hay bị chóng mặt, bủn rủn? Đây có phải mẹ tôi bị bệnh nặng hơn không? Nếu bị như vậy gia đình cần làm gì?

Câu hỏi 2: Bố tôi hay bị hạ đường huyết, chúng tôi có thể làm gì để giúp bố tôi khi bị vậy? Làm thế nào để phòng tránh hạ đường huyết?

Trả lời cho câu 1, 2: Bác gái có các dấu hiệu như vậy là bị hạ đường huyết. Thông thường hạ đường huyết có biểu hiện: hồi hộp, run, vã mồ hôi và đói. Nặng hơn thì bị rối loạn ý thức và có thể hôn mê. Những người mắc bệnh đái tháo đường lâu năm, hoặc người cao tuổi thì dấu hiệu hạ đường huyết sẽ không điển hình như trên, còn gọi là hạ đường huyết không triệu chứng. Trường hợp này chỉ phát hiện bằng cách thử đường huyết.

Nguyên nhân: Để biết được cách phòng hạ đường huyết, chúng ta cần hiểu những nguyên nhân hạ đường huyết thường gặp để phòng tránh:

– Thuốc: Quá liều thuốc đái tháo đường, uống nhầm liều thuốc

– Hấp thu quá nhanh hoặc quá kéo dài tác dụng của Insulin do tiêm nhầm chỗ

– Không giảm liều Insulin sau tăng tạm thời

– Sai lầm chế độ ăn: bỏ ăn, quên ăn sau tiêm thuốc

– Tăng hoạt động thể lực quá mức

– Uống rượu

– Không tuân thủ hoặc không được giáo dục đầy đủ

– Bị bệnh ĐTĐ đã lâu

– Hạ đường huyết không có triệu chứng

– Có cơn hạ đường huyết nặng trước đó

– Suy thận, suy gan uống rượu…

– Điều trị đồng thời thuốc có khả năng gây hạ đường máu.

Cách xử trí hạ đường huyết:

– Có sẵn nguồn đường để ăn khi bị những triệu chứng này (nước trái cây, kẹo, bánh)

– Dừng thuốc và kiểm tra đường càng sớm càng tốt

– Cho ăn uống 15 – 20 g Glucose

– Uống 1 cốc nước trái cây

– Ăn trái cây, bánh ngọt, phomat

– Uống nước đường, sữa.

Câu 3: Tôi bị đái tháo đường và huyết áp khoảng 8 năm nay, tôi đi khám tại phòng khám của huyện. Bác sĩ kê rất nhiều thuốc uống mà đường huyết rất cao, chỉ số vể creatinine 140. Mỗi ngày 1 vôc thuốc, tôi rất mệt, ăn không còn cảm thấy ngon. Tôi không biết phải làm thế nào.

Trả lời: Người mắc đái tháo đường còn mắc nhiều bệnh khác, phải dùng nhiều loại thuốc cùng lúc sẽ có thể xẩy ra tương tác giữa các thuốc, có loại làm tăng tác dụng, có loại làm giảm tác dụng của thuốc hạ đường huyết, khó điều chỉnh. Bác cần đi khám bác sỹ chuyên khoa nội tiết, tim mạch, lão khoa… để BS kiểm tra, xem lại các chỉ định thuốc và có điều chỉnh cho phù hợp, tối giản thuốc điều trị, bao gồm cả thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng để hạn chế tối đa tương tác bất lợi.

Câu 4: Bố em bị đái tháo đường 12 năm, mắt độ này hay nhìn mờ hơn. Liệu đái tháo đường có ảnh hưởng gì đến mắt không? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp. 

Trả lời: Đường huyết cao kéo dài sẽ gây tổn thương mắt với các biến chứng như sau:

  • Biến chứng nặng là bệnh võng mạc tăng sinh do ĐTĐ. Có hai thể bệnh võng mạc chính:

+ Bệnh võng mạc không tăng sinh (viêm võng mạc tổn thương nền): giai đoạn sớm : Vi phình mạch, xuất huyết hình chấm, xuất huyết – phù võng mạc có thể gây tổn thương tại hoàng điểm và gây mù

+ Bệnh võng mạc tăng sinh do ĐTĐ: Tăng sinh mao mạch, tổ chức xơ tại võng mạc ® tắc mạch máu nhỏ ® thiếu ôxy tại võng mạc kích thích sự phát triển mạch máu mới. Nặng xuất huyết dịch kính, bong võng mạc ® mù

  • Đục thuỷ tinh thể: Biểu hiện 2 thể:

+ Thể dưới vỏ: tiến triển nhanh cả 2 mắt ® hình ảnh bông tuyết dưới vỏ thuỷ tinh thể

+ Thể lão hoá: thường gặp ở người lớn, ở nhân thuỷ tinh thể.

  • Glaucoma: Xảy ra ở 6 % BN ĐTĐ, thường là Glaucoma góc mở. Glaucoma góc đóng ít gặp, gặp trong trường hợp có tân mạch ở mống mắt.

Em cần hướng dẫn bố đi khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị. Người mắc đái tháo đường típ 2 thường sẽ được chỉ định khám mắt ngay từ lần đầu tiên khi được phát hiện bệnh. Còn người mắc đái tháo đường típ 1 thì sau 5 năm sẽ cần phải khám mắt định kì. Sau lần khám đầu tiên, tùy mức tổn thương, bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ hẹn khám cho lần tiếp theo, có thể là 6 -12 tháng/1 lần.

Câu 5: Đường huyết của bố tôi cứ lên xuống thất thường, ông hay cáu giận, có lúc lại thích thui thủi một mình. Tôi có thể giúp được gì cho ông?

Trả lời: Theo như bạn mô tả, bố bạn có thể bị trầm cảm. Như chúng ta đã biết, người cao tuổi bị trầm cảm thường miễn cưỡng phải nói cho người khác nghe họ cảm thấy không được khoẻ. Nhưng nói cho người khác nghe chính là bước đầu tiên để đem lại cảm giác tốt hơn. Tốt nhất là nói cho bác sỹ hoặc một người thân của mình. Đừng âm thầm chịu đựng một mình vì điều đó sẽ làm cho bệnh nặng thêm.

Hầu hết các bệnh nhân trầm cảm có thể được cải thiện đáng kể các triệu chứng khi điều trị. Các biện pháp điều trị trầm cảm hiện nay bao gồm uống  thuốc chống trầm cảm, các biện pháp tâm lý và thư giãn luyện tập.

Thuốc chống trầm cảm điều chỉnh trạng thái mất cân bằng sinh hoá trong não vì tình trạng này có thể là một yếu tố gây ra bệnh trầm cảm. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống trầm cảm khác nhau, người cao tuổi sẽ được các bác sỹ khám bệnh, kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý và thích hợp với từng người cụ thể, lựa chọn thuốc ít có các tác dụng phụ bất lợi và đặc biệt phải an toàn. Việc dùng thuốc chống trầm cảm ở người cao tuổi cũng phải tuân thủ về hàm lượng, liều lượng và đủ thời gian vì điều này sẽ làm cho bệnh thuyên giảm, khỏi và không tái phát. Để đạt được mục đích này yêu cầu dùng thuốc liên tục từ 4 – 6 tháng. Chỉ ngừng thuốc khi nào có ý kiến của bác sỹ.

Các liệu pháp tâm lý cũng rất hữu ích cho người bị trầm cảm Tuỳ theo tình trạng bệnh mà bác sỹ đưa ra các liệu pháp thích hợp, có khi đơn giản chỉ là một buổi trò chuyện cùng bác sỹ cũng đã giúp ích cho người bị bệnh rất nhiều.

Người cao tuổi rất cần được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi bị bệnh phải được phát hiện và chăm sóc điều trị kịp thời. Khi bị bệnh trầm cảm, người cao tuổi cần tuân thủ một chương trình điều trị thích hợp, giúp cải thiện các triệu chứng ngày càng tốt hơn. Người bệnh sẽ cảm thấy sinh lực trở lại để làm những công việc mà mình yêu thích, mọi đau đớn và các suy nghĩ bất ổn cũng qua đi và vượt lên tất cả là ý nghĩ, cái nhìn toàn cục mới mẻ về cuộc sống. Đó chính là điều mà tất cả chúng ta ai cũng cần hướng tới.

Câu 6: Dạo gần đây, chân bố tôi thường xuyên bị ngứa, gãi thì bị vết xước mà mãi không lành. Tôi không biết có do bệnh đái tháo đường gây ra ko? Tôi có cần đi khám không? Tôi bị đái tháo đường 6 năm nay.

 Trả lời: người bệnh đái tháo đường do đường máu cao, suy giảm miễn dịch rất hay bị nhiễm trùng và nhiễm trùng nặng. Các loại thường gặp như:

  • Da, niêm mạc: mụn nhọt do tụ cầu, nấm, viêm cơ hậu bối, viêm lợi rụng răng
  • Phổi: lao phổi, viêm phổi hoặc áp xe phổi
  • Tiết niệu – sinh dục (nặng khi phối hợp biến chứng TK thực vật bàng quang). Viêm bàng quang, niệu đạo, tiền liệt tuyến. Viêm đài bể thận cấp, mạn, suy thận. Viêm bộ phận sinh dục ngoài (âm đạo phần phụ).

Cần kiểm soát đường huyết tốt để phòng tránh biến chứng nhiễm khuẩn. Đồng thời, cần giữ vệ sinh cơ thể, tập thể dục, dinh dưỡng hợp ly’ để tăng sức đề kháng.

Câu 7: Chân tay tôi tê bì, ấn vào nhiều khi ít cảm giác, Khám tại bệnh viện huyện bác sĩ bảo có thể do tôi nằm cái gì đè lên, nhưng tôi bị cũng lâu lâu rồi. Tôi khám bị tiểu đường 7 năm nay. Tôi cần làm gì để đỡ bị tê chân tay?

Câu 8: Bệnh đái tháo đường gây hư hại các dây thần kinh như thế nào? Có các loại biến chứng thần kinh nào?

Trả lời cho câu 7 và 8:

Trả lời: Biến chứng thần kinh rất hay gặp ở người bệnh đái tháo đường.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên là phổ biến nhất

Thường triệu chứng đối xứng 2 bên, biểu hiện gồm tê bì, dị cảm, tăng cảm giác và đau. Giai đoạn sau, bệnh nhân có thể bị mất cảm giac. Đau thường ở sâu, rất dữ dội và tăng lên về đêm nhưng thường chỉ kéo dài vài tháng đến vài năm rồi tự khỏi. Khám: Giảm hoặc mất phản xạ gân xương, mất cảm giác rung (xuất hiện sớm). Tổn thương nặng dẫn đến hình thành bàn chân Charcot.

Bệnh lý đơn dây thần kinh: ít gặp hơn

  • Đặc điểm: Xuất hiện đột ngột như liệt cổ tay, liệt bàn chân hoặc liệt dây thần kinh sọ III, IV, VI, VII nhưng thường tự hồi phục sau 6 – 8 tuần.
  • Nguyên nhân thường do thiếu máu hoặc chấn thương
  • Teo cơ do ĐTĐ: Đau và yếu các cơ đùi 2 bên, tiếp theo là gày sút và teo cơ. Tiên lượng thường tốt, chức năng vận động phục hồi sau vài tháng. Trường hợp nặng gây suy kiệt, chỉ hồi phục 1 phần.

Bệnh lý thần kinh tự động: ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan, nhưng phổ biến ở BN típ 1 hơn là BN típ 2. Trong đó, biểu hiện ở:

Tiêu hoá:

  • Liệt dạ dày: Thường gặp nhất. Gây đầy bụng, chậm tiêu và có ảnh hưởng đến đường máu sau ăn.
  • Thực quản: gây nuốt khó
  • Đại tràng: Gây táo bón và ỉa chảy (tăng lên về đêm).

Tiết niệu – sinh dục:

  • Đờ bàng quang. Liệt dương liên tục. Nguyên nhân do tổn thương mạch máu, do giảm giải phóng Nitric oxide, do thiếu chất giãn mạch

Tim mạch

  • Hạ huyết áp tư thế. Rối loạn nhịp tim, giảm đáp ứng với nghiệm pháp Valsava. Đột tử

Điều trị bằng cách: quản lý tốt đường huyết, bổ sung một số vitamin nhóm B, thuốc giảm đau, thuốc tăng dẫn truyền thần kinh, tăng tưới máu.

Câu 9: Tại sao bệnh đái tháo đường lại gây ra biến chứng ở bàn chân? Đối với bệnh nhân đái tháo đường, cách tốt nhất để chăm sóc bàn chân là gì?

Trả lời: Biến chứng bàn chân người đái thường do kiểm soát đường huyết không tốt, kèm theo tổn thương mạch máu ở chân dẫn đến nuôi dưỡng chân kém, biến chứng thần kinh ngoại vi gây rối loại và giảm cảm giác ở chân.

  • Tổn thương bàn chân bắt đầu ở những ngón chân, ô mô ngón bị mất cảm giác, đặc biệt những nơi ngón đã bị biến dạng và/ hoặc thiếu máu. Những ngón chân dễ bị chấn thương, dễ hình thành những cục chai, ổ loét, nhiễm trùng và hoại thư. Tổn thương thần kinh gây giảm tiết mồ hôi và khô da, làm da người bệnh dễ nứt nẻ, loét và hoại tử.
  • Triệu chứng bàn chân thường gặp:
  • Đau về đêm, thậm chí đau cách hồi, lạnh chi, chậm đổ đầy máu tĩnh mạch sau khi giơ chân lên cao, có thể mất mạch khi khám
  • Da vùng chân tái khi giơ chân cao, teo lớp mỡ dưới da, mất lông bàn ngón chân, móng dày lên, nhiễm nấm móng, hoại tử
  • Teo cơ do tổn thương thần kinh vận động, dẫn đến biến dạng bàn chân do mất cân bằng giữa hai hệ thống cơ gấp và cơ duõi. Do biến dạng bàn chân nên sẽ tạo ra những vùng chịu trọng lực đặc biệt, tạo thuận lợi xuất hiện loét và hoại tử chân
  • Phân độ bàn chân theo Wagner và Meggit
  • Độ 0: Không có tổn thương nhưng có các yếu tố nguy cơ như các chai chân.
  • Độ 1: Loét nông ở những nơi chịu sự tỳ đè lớn (mô út, mô cái, gót chân)
  • Độ 2: Loét sâu có nhiễm trùng tại chỗ, có tổn thương thần kinh, nhưng chưa có tổn thương xương.
  • Độ 3: Có viêm mô tế bào, đôi khi hình thành ổ áp xe. Có thể có viêm xương.
  • Độ 4: Hoại tử ngón, phần trước của bàn chân hoặc gót chân.
  • Độ 5: Hoại tử nặng rộng và sâu của bàn chân.

Câu 10: Tại sao bệnh đái tháo đường lại gây ra biến chứng ở bàn chân? Đối với bệnh nhân đái tháo đường, cách tốt nhất để chăm sóc bàn chân là gì?

Trả lời: Biến chứng bàn chân người đái thường do kiểm soát đường huyết không tốt, kèm theo tổn thương mạch máu ở chân dẫn đến nuôi dưỡng chân kém, biến chứng thần kinh ngoại vi gây rối loại và giảm cảm giác ở chân.

  • Tổn thương bàn chân bắt đầu ở những ngón chân, ô mô ngón bị mất cảm giác, đặc biệt những nơi ngón đã bị biến dạng và/ hoặc thiếu máu. Những ngón chân dễ bị chấn thương, dễ hình thành những cục chai, ổ loét, nhiễm trùng và hoại thư. Tổn thương thần kinh gây giảm tiết mồ hôi và khô da, làm da người bệnh dễ nứt nẻ, loét và hoại tử.
  • Triệu chứng bàn chân thường gặp:
  • Đau về đêm, thậm chí đau cách hồi, lạnh chi, chậm đổ đầy máu tĩnh mạch sau khi giơ chân lên cao, có thể mất mạch khi khám
  • Da vùng chân tái khi giơ chân cao, teo lớp mỡ dưới da, mất lông bàn ngón chân, móng dày lên, nhiễm nấm móng, hoại tử
  • Teo cơ do tổn thương thần kinh vận động, dẫn đến biến dạng bàn chân do mất cân bằng giữa hai hệ thống cơ gấp và cơ duõi. Do biến dạng bàn chân nên sẽ tạo ra những vùng chịu trọng lực đặc biệt, tạo thuận lợi xuất hiện loét và hoại tử chân
  • Phân độ bàn chân theo Wagner và Meggit
  • Độ 0: Không có tổn thương nhưng có các yếu tố nguy cơ như các chai chân.
  • Độ 1: Loét nông ở những nơi chịu sự tỳ đè lớn (mô út, mô cái, gót chân)
  • Độ 2: Loét sâu có nhiễm trùng tại chỗ, có tổn thương thần kinh, nhưng chưa có tổn thương xương.
  • Độ 3: Có viêm mô tế bào, đôi khi hình thành ổ áp xe. Có thể có viêm xương.
  • Độ 4: Hoại tử ngón, phần trước của bàn chân hoặc gót chân.
  • Độ 5: Hoại tử nặng rộng và sâu của bàn chân.

Chăm sóc bàn chân đái tháo đường:

Thực hiện tốt dự phòng có thể giúp làm giảm được tỷ lệ đoạn chi lên đến 85%. Để dự phòng biến chứng ĐTĐ, bên cạnh việc duy trì lối sinh hoạt lành mạnh (ăn uống hợp lý, vận động thường xuyên), người bệnh cần chú ý chăm sóc bàn chân mỗi ngày bằng cách:

– Lau rửa bàn chân mỗi ngày, lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm

– Không nên ngâm chân trong nước quá lâu

– Nếu da khô có thể dùng kem giữ ẩm nhưng tránh thoa vào vùng giữa các ngón chân

– Không đi chân trần (nên mang dép đi trong nhà)

– Khám sớm khi bàn chân có vấn đề

– Không nên tự ý dùng những liệu pháp dân gian

Cắt móng chân đúng cách:

– Cắt móng thường xuyên

– Cắt móng sau khi tắm rửa

– Nên dùng dụng cụ chuyên dụng hơn là kéo

– Không nên cố gắng cắt móng thành 1 mẩu duy nhất và tránh lôi kéo móng

– Tránh để móng dài quá chiều dài ngón

– Không nên cắt quá ngắn

– Không móc, không cắt phần bên móng (không cắt khóe móng)

– Khi thấy móng đau, hình dạng bất thường, đổi màu, dày lên, mọc vào trong hoặc chấn thương móng thì nên khám sớm với BS chuyên khoa Nội tiết

Câu 11: Dạo này vợ tôi bảo tôi thở ra miệng rất hôi và bị sâu rang mà tôi đánh răng, xúc miệng nước muối hàng ngày. Tính đến nay, tôi bị đái tháo đường 10 năm rồi. Liệu đái tháo đường có gây hôi miệng, sâu răng không?

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng trên hệ tim mạch, thận, mắt, mạch máu não, răng miệng.

Bệnh đái tháo đường không kiểm soát được có thể làm giảm lưu lượng nước bọt, gây khô miệng. Khô miệng dễ dẫn đến nóng rát miệng, viêm loét, nhiễm trùng gây nên bệnh sâu răng.

Bạn càng kiểm soát tốt đường trong máu, càng tốt cho sức khỏe răng miệng. Tất cả can thiệp nha khoa chỉ có thể thực hiện khi bệnh nhân kiểm soát tốt đường huyết và giữ đường huyết ở mức ổn định.

  • Đánh răng ít nhất hai lần một ngày với bàn chải có lông mịn và kem đánh răng có fluoride. Chải răng đúng cách, tránh chải mạnh có thể gây chấn thương mô nướu.
  • Dùng chỉ nha khoa hằng ngày sẽ giúp loại bỏ mảng bám vi khuẩn giữa các răng.
  • Nếu có sử dụng hàm giả tháo lắp nên làm sạch chúng hàng ngày. Không mang hàm giả khi ngủ. Nếu hàm giả lỏng hoặc khít chặt quá làm đau thì nên làm lại hàm giả mới.
  • Tình trạng răng miệng nên được kiểm tra và vệ sinh bởi bác sĩ nha khoa hai lần một năm.

Câu 12: Bố em năm nay 78 tuổi, Vừa mổ bướu ác đại tràng vào giữa năm 2018. Vào tháng 9 sau khi đi khám và lấy thuốc điều trị đại đàng ở bệnh viện thì bố em đc bác sĩ chẩn đoán. Bệnh đái tháo đường xác định E13. Cho tới các lần khám khác vào tháng 10 tháng 11 tháng 12 và thâng 1 năm 2019 vừa rồi cũng có kết quả như vậy. Bệnh lại chồng bệnh, em bây giờ dang rất hoang mang. Mong bác sĩ tư vấn giúp em về bệnh đó là như thế nào và trường hợp bố em thì nên làm như thế nào ạ?

Trả lời: Bố em mắc đái tháo đường típ 2. Bệnh đã có từ lâu nhưng không phát hiện ra. Hiện nay bố em đang nằm viện, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp và có hướng dẫn cụ thể khi ra viện.

Câu 13: Bác sỹ tư vấn giúp em. Vợ em đang mang bầu được 32 tuần. Em bé nặng 2.300 gram tương đương với 24, 25 tuần. Vợ em có đi làm xét nghiệm HbA1c, thì chỉ số trong ngưỡng cho phép. Theo bác sỹ, vợ em có nên làm thêm xét nghiệm nào nữa không?

Trả lời: hiện các chỉ số của vợ em bình thường thì không cần phải làm xét nghiệm gì thêm.

Câu 14: Ông ngoại và mẹ em mắc đái tháo đường, em có bị mắc đái tháo đường không?

Trả lời: Em là người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường nhưng em chưa chắc sẽ mắc đái tháo đường. Để giảm nguy cơ em nên ăn uống khoa học, tập luyện thường xuyên và khám sức khỏe định kì.

Câu 15: Ông em năm nay 72 tuổi, bác sĩ chẩn đoán đái tháo đường loại 2, uống thuốc chục năm rồi nhưng đến nay không hiệu quả. Ông muốn chuyển sang insulin,vậy thuốc uống tốt hơn hay tiêm? Tiêm insulin thì tiêm loại nào tốt?

Trả lời: Thuốc uống hay insulin đều tốt trong kiểm soát đường huyết tùy thuộc vào đặc điểm bệnh của từng người mà bác sĩ kê đơn thích hợp. Dùng insulin không có nghĩa là bệnh đã nặng hay giai đoạn cuối.

Insulin có nhiều loại và mỗi loại có thời gian tác dụng khác nhau. Bác sĩ điều trị sẽ là người lựa chọn và kê đơn. Bệnh nhân không được tự ý dung mà không có ý kiến của bác sĩ.

Bài viết liên quan

CÁCH XỬ TRÍ KHI GẶP HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

Hạ đường huyết nặng có thể gây nguy hiểm tính mạng. Do đó, cần có biện pháp xử trí hạ đường huyết nhanh chóng, kịp thời.

Xem thêm
1583
NGƯỜI THỪA CÂN, BÉO PHÌ KHI NÀO NÊN TẦM SOÁT TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?

Tiền đái tháo đường là giai đoạn trung gian giữa đường huyết bình thường và đái tháo đường. Đây được xem là khoảng thời gian sớm mà bệnh có thể hồi phục.

Xem thêm
2861
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ TẬP LUYỆN CHO NGƯỜI TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN COVID-19

Chế độ ăn và tập luyện cho người tiền đái tháo đường lành mạnh là thành tố quan trọng trong quản lý tiền đái tháo đường của người bệnh.

Xem thêm
1513