Chuẩn đoán và điều trị béo phì

Bài viết được dẫn nguồn từ trang web daithaoduong.kcb.vn (nằm trong chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa giữa Đại sứ quán Đan Mạch và Cục Quản l‎ý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Novo Nordisk).                                                       

                                        PGS.TS. Hồ Thị Kim Thanh

                                                          Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

1.1 Thừa cân béo phì

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa thừa cân và béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức hoặc không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe  [1].

Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một chỉ số đơn giản biểu thị cân nặng so với chiều cao, thường được sử dụng để phân loại thừa cân và béo phì ở người lớn. Nó được định nghĩa là trọng lượng của một người tính bằng kilôgam chia cho bình phương chiều cao của người đó tính bằng mét (kg/m2)  [1].

Thang phân loại của Hiệp hội đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO) được áp dụng cho người châu Á

Thang phân loại của Hiệp hội đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO) được áp dụng cho người châu Á  [2]

1.2 Thực trạng thừa cân và béo phì tại Việt Nam

Năm 2001, Bộ Y tế đánh giá tình trạng TCBP có nguy cơ gia tăng ở khu vực các thành phố lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh  [3]. Theo tổng điều tra của Viện dinh dưỡng năm 2010, tỷ lệ thừa cân và béo phì chung người từ 20 tuổi trở lên là 5,6 %. Ở nam giới là 4,9% và ở nữ giới là 6,3%. Thừa cân béo phì ở nước ta cao nhất ở độ tuổi 55-59 tuổi đối với nam 7,8% và 50-55 tuổi đối với nữ 10,9%  [4]. Thừa cân béo phì có nguy cơ cao xuất hiện các bệnh sau:

Bảng 2. Các bệnh lý liên quan đến béo phì (WHO 1998)  [1]

Các bệnh lý liên quan đến béo phì (WHO 1998)

1.3 Một số nguyên nhân dẫn đến thừa cân và béo phì

1.3.1.Khẩu phần và thói quen ăn uống

Chế độ ăn hàng ngày ảnh hưởng lớn đến cân nặng cơ thể. Các chất sinh năng lượng có trong thức ăn như protid, lipid, glucid khi vào cơ thể đều có thể chuyển thành chất béo dự trữ. Như vậy, không chỉ một khẩu phần ăn nhiều chất béo mới gây béo mà ăn quá thừa chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo phì  [5].

1.3.2. Hoạt động thể lực

Nguyên nhân cơ bản của tình trạng thừa cần và béo phì là do mất cân bằng giữa năng lượng trong khẩu phần ăn và năng lượng tiêu hao. Hằng ngày chúng ta tiêu hao năng lượng vào các hoạt động chuyển hóa, duy trì thân nhiệt và các hoạt động thể lực. Như vậy ngoài chế độ ăn dư thừa, lối sống tĩnh tại ít hoạt động thể lực cũng liên quan đến thừa cân và béo phì .

Người trưởng thành nên duy trì hoạt động thể lực cường độ trung bình từ 2,5 đến 5 giờ mỗi tuần  [6].

1.3.3. Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền có vai trò nhất định đối với béo phì. Từ khi phát hiện ra Leptin năm 1994 vai trò của yếu tố di truyền trong bệnh béo phì được làm rõ thêm. Trong béo phì gia đình người ta thường tìm thấy sự đột biến gen sản xuất Leptin và thụ thể Leptin  [7].

1.3.4. Các yếu tố khác

Tuổi: các nghiên cứu về tỷ lệ TCBP đều cho kết quả tỷ lệ khác nhau ở các nhóm tuổi khác nhau, nghiên cứu cho thấy những người ở độ tuổi 31-60 có nguy cơ béo phì cao gấp 2,5 lần ở những người ở độ tuổi thấp hơn  [8].

Điều kiện kinh tế và xã hội và học vấn: các nghiên cứu ở Việt Nam đều chỉ ra tỷ lệ thừa cân và béo phì cao nhất ở khu vực thành thị, thấp hơn ở khu vực nông thôn và thấp nhất ở khu vực miền núi. Do thường xuyên ăn thức ăn nhanh, bánh, kẹo, đồ ngọt, uống nhiều đồ uống có ga, ít ăn rau củ quả đều là các yếu tố nguy cơ dẫn đến thừa cân và béo phì  [3].

Cân nặng khi sinh: Nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy trẻ có cân nặng khi sinh dưới 2500g hoặc trên 3500g đều có nguy cơ thừa cân và béo phì cao hơn so với trẻ có cân nặng từ 2500g đến 3500g  [9]. Một nghiên cứu tiến hành trên 12 quốc gia cũng cho kết quả tương tựAnchor  [10].

1.4. Điều trị thừa cân, béo phì

Các điều trị chính đối với tình trạng béo phì là áp dụng thay đổi lối sống (chế độ ăn, tập luyện), thuốc và phẫu thuật  [11].

1.4.1. Chương trình thay đổi lối sống

Chương trình thay đổi lối sống giúp chúng ta giữ được cân nặng như mong muốn, bao gồm các biện pháp thay đổi chế độ ăn, hoạt động thể lực và các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. Các bằng chứng khoa học cho thấy thay đổi trong thói quen ăn uống là quan trọng nhất để đạt được tình trạng giảm cân bước đầu, và tăng cường hoạt động thể lực có vai trò quan trọng để giảm cân trong thời gian dài. Mục tiêu của mỗi giai đoạn, của mỗi cá thể là khác nhau. Mỗi người thừa cân, béo phì hãy thảo luận cùng bác sỹ của mình để thiết lập kế hoạch giảm cân, đảm bảo sức khỏe tốt như sau:

Bước 1: Đánh giá mức độ thừa cân và nguyện vọng giảm cân của cá nhân.

Bước 2: Đánh giá thói quen ăn uống và hoạt động thể chất, quan niệm của cá nhân về vấn đề cân nặng

Bước 3: Đặt ra mục tiêu cụ thể để thực hiện các thay đổi khiêm tốn, từ từ, thực tế đối với các thói quen không có lợi của cá nhân, nhất là thói quen ăn uống, và hỗ trợ, thúc đẩy quá trình tạo thiếu hụt năng lượng giúp bệnh nhân giảm cân (thường đặt mục tiêu giảm 5-6kg hay 10% cân nặng ban đầu trong vòng 3-6 tháng)

Bước 4: Kiểm tra định kỳ (ít nhất hàng tháng) tiến trình điều trị, động viên và khuyến khích bản thân ngay cả những thói quen mang lại những lợi ích cho sức khỏe dù chỉ rất khiêm tốn và cố gắng duy trì thói quen tốt cho sức khỏe.

Đồng thời bác sĩ sẽ đặt ra các mục tiêu tiếp tục cho điều trị thay đổi hành vi để thúc đẩy quá trình làm giảm cân hơn nữa hoặc để duy trì tình trạng giảm cân mà bệnh nhân đã đạt được.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn giảm cân thường bao gồm  [12]:

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn giảm cân thường bao gồm

Chế độ tập luyện và hoạt động thể lực mỗi ngày càng nhiều càng tốt  [13]. Tùy thói quen, lịch sinh hoạt mà lựa chọn phương pháp tập luyện cho phù hợp. Cần duy trì mức hoạt động trung bình 30 phút mỗi ngày, hoạt động mạnh 10 phút mỗi ngày. Hầu hết các ngày trong tuần.

1.4.2. Điều trị bằng thuốc

  • Điều trị bằng thuốc được chỉ định cho các bệnh nhân BMI 30 kg/m²

  • Hoặc BMI ≥ 27 kg/m² đến < 30 kg/m² và có ít nhất một bệnh liên quan với cân nặng như:

  • Rối loạn đường huyết (tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường typ 2)

  • Tăng huyết áp

  • Rối loạn mỡ máu

  • Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

Những bệnh nhân không đáp ứng giảm cân nặng mục tiêu (giảm ít nhất 5% tổng trọng lượng cơ thể sau 3 đến 6 tháng) với một can thiệp toàn diện về lối sống. Chỉ nên sử dụng các thuốc giảm cân bổ sung cho chương trình điều trị thay đổi lối sống.

Nhóm đồng vận thụ thể GLP-1 có tác dụng giảm cân, đã được Bộ y tế Việt Nam phê duyệt để điều trị béo phì, được dùng dưới dạng tiêm dưới da một lần mỗi ngày. Nó  được cân nhắc cho cả bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và tim mạch do đã chứng minh được việc giảm đường huyết và các biến cố tim mạch. Nhóm thuốc này giúp giảm được cân một cách bền vững, kéo dài.

Nhóm ức chế men lipase đã được chứng minh lợi ích liên quan đến đường huyết, lipid và huyết áp. Có những thử nghiệm kéo dài chứng minh an toàn của nó, nhưng lại thường xuyên gây ra các tác dụng phụ về đường tiêu hóa và khó dung nạp được. Do sự an toàn và lợi ích của các thuốc có sẵn khác bao gồm nhóm đồng vận thụ thể GLP-1 , chúng tôi không còn coi nhóm ức chế men lipase là liệu pháp dược phẩm đầu tay  [14].

Nhóm thuốc tác dụng lên thân kinh giao cảm/GABA (giải phóng kéo dài) là một lựa chọn cho nam giới hoặc phụ nữ sau mãn kinh bị béo phì mà không bị tăng huyết áp hoặc bệnh tim mạch vành, do có thể có nhiều tác dụng phụ (tăng nhịp tim, tăng tỷ lệ mắc bệnh tâm thần và rối loạn nhận thức). Topiramate trong sự kết hợp này có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, do đó phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên được tư vấn về khả năng gây quái thai của thuốc, về các biện pháp tránh thai đáng tin cậy, và nên thử thai trước khi bắt đầu điều trị và hàng tháng sau đó.

Các thuốc thảo dược, thực phẩm chức năng giúp giảm cân: cần được kiểm chứng tác dụng, tác dụng phụ, nguồn gốc, hãng sản xuất.

1.4.3. Điều trị phẫu thuật

Đây là một thủ thuật xâm lấn nên được dành cho các bệnh nhân có BMI ≥40 kg / m 2 hoặc BMI từ 35 đến 39,9 kg / m 2 có các bệnh lý đi kèm do béo phì gây ra, và không đạt được tình trạng giảm cân thỏa đáng sau các nỗ lực giảm cân khác. Thực hiện kết hợp với thay đổi lối sống, chế độ ăn có lợi cho sức khỏe và tăng cường hoạt động thể lực. Phẫu thuật thông dụng nhất hiện nay là thắt đai dạ dày bằng nội soi và nối thông dạ dày kiểu Roux-en-Y. Sau phẫu thuật có nhiều tác dụng phụ như rối loạn ăn uống, trào ngược, thiếu vi chất dinh dưỡng. Cần được theo dõi và khám định kỳ bởi bác sỹ chuyên khoa  [11], [15], [16], [17].

Tài liệu tham khảo.

  • Obesity and overweight. 

    , accessed: 11/04/2021.
  • 0957708211_eng.pdf. 

    , accessed: 11/02/2021.
  • Phần 1 – Thực trạng tình hình dinh dưỡng. 

    , accessed: 11/04/2021.
  • Bao cao tom tat Bao cao Tong Dieu Tra.pdf. 

    , accessed: 11/04/2021.
  • Nutrition and Weight Status | Healthy People 2020. 

    , accessed: 11/04/2021.
  • American Heart Association Recommendations for Physical Activity in Adults and Kids. www.heart.org, 

    , accessed: 11/04/2021.
  • Một đột biến trong gen thụ thể leptin ở người gây ra bệnh béo phì và rối loạn chức năng tuyến yên | Thiên nhiên. 

    , accessed: 11/04/2021.
  • Johnson W., Li L., Kuh D., et al. (2015). How Has the Age-Related Process of Overweight or Obesity Development Changed over Time? Co-ordinated Analyses of Individual Participant Data from Five United Kingdom Birth Cohorts. PLOS Med12(5), e1001828.

  • Phân tích tình trạng béo phì ở trẻ em Việt Nam.pdf. 

    , accessed: 11/04/2021.
  • Birth weight and subsequent risk of obesity: a systematic review and meta‐analysis – Yu – 2011 – Obesity Reviews – Wiley Online Library. 

    , accessed: 11/04/2021.
  • Bray G.A. and Bouchard C. (2019), Handbook of obesity: clinical applications, CRC Press.

  • Fairburn C.G. and Brownell K.D. (2005), Eating Disorders and Obesity: A Comprehensive Handbook, Guilford Press.

  • Epstein L.H., Myers M.D., Raynor H.A., et al. (1998). Treatment of Pediatric Obesity. Pediatrics101(Supplement 2), 554–570.

  • Drent M.L. and van der Veen E.A. (1993). Lipase inhibition: a novel concept in the treatment of obesity. Int J Obes Relat Metab Disord17(4), 241–244.

  • Chẩn-đoán-và-điều-trị-bệnh-Nội-tiết-chuyển-hóa.pdf. 

    , accessed: 11/04/2021.
  • (1998), Clinical Guidelines on the Identification, Evaluation, and Treatment of Overweight and Obesity in Adults: The Evidence Report, National Heart, Lung, and Blood Institute.

  • (2000), The Practical Guide: Identification, Evaluation, and Treatment of Overweight and Obesity in Adults, National Institutes of Health, National Heart, Lung, and Blood Institute, NHLBI Obesity Education Initiative, North American Association for the Study of Obesity.

Bài viết liên quan

CÁCH XỬ TRÍ KHI GẶP HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

Hạ đường huyết nặng có thể gây nguy hiểm tính mạng. Do đó, cần có biện pháp xử trí hạ đường huyết nhanh chóng, kịp thời.

Xem thêm
1754
NGƯỜI THỪA CÂN, BÉO PHÌ KHI NÀO NÊN TẦM SOÁT TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?

Tiền đái tháo đường là giai đoạn trung gian giữa đường huyết bình thường và đái tháo đường. Đây được xem là khoảng thời gian sớm mà bệnh có thể hồi phục.

Xem thêm
3045
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ TẬP LUYỆN CHO NGƯỜI TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN COVID-19

Chế độ ăn và tập luyện cho người tiền đái tháo đường lành mạnh là thành tố quan trọng trong quản lý tiền đái tháo đường của người bệnh.

Xem thêm
1701