TÌM HIỂU THÊM VỀ CHU KỲ SINH SẢN

Bài viết được dẫn nguồn từ website mongcon.vn (Thông tin được bảo trợ bởi Hội Bác Sĩ Gia Đình)

Hệ sinh sản nữ

Tử cung

Tử cung là nơi chứa và nuôi dưỡng phôi thai

Lớp mỏng bên trong được gọi là nội mạc tử cung; lớp này dày lên mỗi tháng để chuẩn bị cho phôi làm tổ

Nếu phôi không làm tổ, nội mạc tử cung sẽ bong ra tạo ra kinh.

Buồng trứng

Người phụ nữ có hai buồng trứng, nằm ở hai bên của tử cung

Buồng trứng sản xuất và chứa các trứng chưa trưởng thành

Dưới bề mặt buồng trứng là hàng ngàn cấu trúc nhỏ dạng túi, gọi là nang trứng, trứng sẽ phát triển và trưởng thành bên trong các nang này

Mỗi tháng, một trứng trưởng thành sẽ được phóng vào vòi trứng.

Vòi trứng

Vòi trứng nối buồng tử cung với buồng trứng

Đoạn cuối của vòi trứng có các tua mỏng giống như ngón tay giúp đưa trứng được phóng thích từ buồng trứng vào vòi trứng

Thành vòi trứng được phủ bởi một lớp vi nhung mao, giúp đẩy trứng từ vòi trứng hướng về buồng tử cung.

Chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh được chia ra thành ba pha, được minh hoạ như bên

Nội mạc tử cung bắt đầu bong ra và chu kỳ kinh bắt đầu.

Vùng hạ đồi nằm trong não bộ sẽ phóng thích một hormone gọi là gonadotropin-releasing hormone (GnRH). Hormone này cùng với các hormone khác (follicle-stimulating hormone (FSH) và luteinising hormone (LH) của tuyến yên sẽ tác động lên một trong hai buồng trứng để kích thích một nhóm nang nhất định phát triển.

Giai đoạn 2: Pha phóng noãn (thời điểm thay đổi tuỳ theo chu kỳ kinh của mỗi người)

Vào khoảng ngày 14 chu kỳ, não tiết ra đỉnh LH và chỉ một nang duy nhất vượt trội, phát triển nhanh nhất sẽ vỡ và phóng thích trứng trưởng thành.

Giai đoạn 3: Pha hoàng thể (ngày 15-28)

Trứng được phóng thích vào vòi trứng, nơi nó có khả năng thụ tinh. Nang trống còn lại trên buồng trứng (gọi là thể vàng hay hoàng thể) bắt đầu tiết ra hormone progesterone, giúp làm dày nội mạc tử cung và chuyển dạng nội mạc tử cung, chuẩn bị cho nội mạc tử cung đón nhận phôi làm tổ.

Nếu phôi làm tổ, cơ thể bắt đầu tiết ra human chorionic gonadotropin (hCG), báo hiệu cơ thể đã có thai. Nếu trứng không thụ tinh, nội mạc tử cung sẽ bị bong ra và bắt đầu một chu kỳ mới.

Một chu kỳ kinh nguyệt điển hình kéo dài khoảng 28-32 ngày.

Hệ sinh sản nam

 

Tinh trùng là gì?

Tinh trùng là các tế bào sinh dục của nam giới, chứa DNA để mã hoá thông tin di truyền

Tinh trùng được sản xuất từ tinh hoàn, và trưởng thành trong đường sinh sản trong vòng 74 ngày[1]

Mỗi lần xuất tinh, có hàng triệu tinh trùng, mặc dù chỉ có một tinh trùng duy nhất sẽ thụ tinh với trứng

Một khi được phóng ra ngoài, tinh trùng có thể sống sót ít nhất 48 tiếng trong đường sinh dục nữ[1]

Tinh trùng giống như con nòng nọc; phần đầu chứa DNA trong một cấu trúc gọi là nhiễm sắc thể, trong khi phần đuôi giúp tinh trùng bơi đến trứng

Một tinh trùng chứa 23 nhiễm sắc thể đơn từ cha và một trứng cũng chứa 23 nhiễm sắc thể đơn từ mẹ

Khi tinh trùng xâm nhập và thụ tinh với trứng, 46 nhiễm sắc thể này sẽ kết hợp thành 23 cặp và phôi bắt đầu phát triển. Vì vậy, một phôi sẽ chứa các tế bào có 46 nhiễm sắc thể với 50/50 thông tin di truyền của bố và mẹ.

Túi tinh là gì?

Đây là các tuyến dạng túi nằm sau bàng quang của nam giới.

Các túi này sản xuất chất dịch giàu glucose giúp cung cấp năng lượng cho tinh trùng di chuyển.

Dịch này chiếm phần lớn thành phần của tinh dịch.

 

 

 

 

Bài viết liên quan

CÁCH XỬ TRÍ KHI GẶP HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

Hạ đường huyết nặng có thể gây nguy hiểm tính mạng. Do đó, cần có biện pháp xử trí hạ đường huyết nhanh chóng, kịp thời.

Xem thêm
1672
NGƯỜI THỪA CÂN, BÉO PHÌ KHI NÀO NÊN TẦM SOÁT TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?

Tiền đái tháo đường là giai đoạn trung gian giữa đường huyết bình thường và đái tháo đường. Đây được xem là khoảng thời gian sớm mà bệnh có thể hồi phục.

Xem thêm
2961
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ TẬP LUYỆN CHO NGƯỜI TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN COVID-19

Chế độ ăn và tập luyện cho người tiền đái tháo đường lành mạnh là thành tố quan trọng trong quản lý tiền đái tháo đường của người bệnh.

Xem thêm
1614