THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM (IVF)

Trong thụ tinh trong ống nghiệm, trứng và tinh trùng được thụ tinh bên ngoài cơ thể, trong phòng thí nghiệm. Chuyên viên phôi học sẽ sử dụng các tủ cấy công nghệ cao để nuôi cấy phôi của bạn.

IVF là một quy trình phức tạp có liên quan đến nhiều giai đoạn. IVF đã giúp hơn 5,4 triệu trẻ ra đời[2]. Bạn có thể tìm hiểu các vấn đề liên quan tại đây.

IVF có dành cho tôi?

Mặc dù hầu hết các cặp vợ chồng (80-90%) có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật[3], một số cặp vợ chồng vẫn cần đến IVF để có con. Mặc dù IVF ảnh hưởng nhiều đến sinh lý lẫn tâm lý, nó đã được áp dụng trong hơn 35 năm và tỉ lệ thành công ngày càng được cải thiện [4].

Điều tốt nhất cần làm là hỏi ý kiến bác sĩ của bạn. IVF có thể có lợi nếu bạn và chồng bạn có các nguyên nhân hiếm muộn sau:

  • Rối loạn phóng noãn [5]
  • Lạc nội mạc tử cung [5,6]
  • Buồng trứng đa nang [5]
  • Tinh trùng kém
  • Hiếm muộn không rõ nguyên nhân [5]

Mongcon.vn

IVF liệu có hiệu quả?

Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của IVF, chẳng hạn tuổi tác và các bệnh lý nội khoa. Không may là không có yếu tố nào đảm bảo rằng điều trị sẽ thành công.

Tỉ lệ thành công của IVF cao hơn nếu bệnh nhân còn trẻ tuổi. Với bệnh nhân sử dụng trứng tươi tự thân, khả năng có con trong chu kỳ điều trị đầu tiên ước tính là* [7]:

Mongcon.vn

* Dữ liệu năm 2010 từ tỉ lệ thành công kết hợp của IVF và ICSI tại Anh.
Sẽ đáng tiếc nếu bạn không thành công ở lần điều trị đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bạn tiếp tục điều trị, cơ hội có con của bạn có thể tăng[8,9]. Nguyên nhân là vì:

  • Bác sĩ có thể điều chỉnh việc kích thích buồng trứng dựa trên đáp ứng buồng trứng trước đó.
  • Buồng trứng có thể sản xuất nhiều phôi tốt hơn trong một chu kỳ khác.
  • Bác sĩ có thể chỉ định xin trứng hoặc xin tinh trùng.

Quy trình gồm?

Điều trị IVF gồm nhiều giai đoạn với nhiều chuyên gia khác nhau. Một chu kỳ IVF thường mất khoảng 2 tháng chuẩn bị trước khi trứng được thụ tinh và làm tổ.

 

Mongcon.vn

Bước 1: Kiểm soát chu kỳ kinh

  • Để ngăn ngừa buồng trứng phóng noãn quá sớm, bác sĩ sẽ kiểm soát chu kỳ kinh (điều hòa giảm)[10] bằng cách sử dụng phác đồ dài đồng vận hoặc phác đồ ngắn đối kháng [11]
  • Mỗi phương pháp có lợi ích riêng:
    • Phác đồ dài đồng vận — Đây là phác đồ cũ hơn đã được thiết lập từ lâu, gồm các mũi tiêm hoặc xịt mũi hàng ngày trong vòng 10 ngày trước khi bắt đầu kích thích buồng trứng[10]
    • Phác đồ ngắn đối kháng —Gồm các mũi tiêm hàng ngày kết hợp với kích thích buồng trứng[10,11]. Phương pháp này nhanh hơn và tiêm ít thuốc hơn.

Bước 2: Kích thích buồng trứng [5,10]

  • Gồm các mũi tiêm thuốc nội tiết trong 8-14 ngày để kích thích buồng trứng sản xuất và tạo nhiều trứng trưởng thành.
  • Siêu âm và xét nghiệm máu định kỳ để theo dõi sự phát triển của nang noãn.

Bước 3: Thu nhận trứng và tinh trùng [5,10]

  • Khi trứng gần trưởng thành, bệnh nhân sẽ được tiêm mũi thuốc hCG duy nhất.
  • Mũi thuốc này kích thích các nang trứng trưởng thành hoàn toàn và phóng thích trứng. Sau khoảng 34-38 giờ, các trứng này sẽ được chọc hút.
  • Một mẫu tinh dịch cũng có thể được thu nhận cùng ngày từ người chồng hoặc người hiến tinh trùng.

Bước 4: Thụ tinh và phát triển của phôi [5,10]

  • Chuyên viên phôi học sẽ xác định tinh trùng và trứng tốt nhất, sau đó kết hợp chúng trong phòng thí nghiệm.
  • Sau 16-20 giờ, chuyên viên phôi học sẽ kiểm tra tình trạng thụ tinh của trứng và tinh trùng.
  • Tất cả các phôi sẽ được nuôi cấy và phát triển trong tủ cấy.

Bước 5: Chuyển phôi

  • Chuyên viên phôi học sẽ xác định các phôi chất lượng tốt nhất để chuyển vào buồng tử cung

Bài viết được dẫn nguồn từ website https://mongcon.vn/

Tài liệu tham khảo

  1. Braude P and Rowell P. BMJ 2003;327(7419):852–855.
  2. European Society of Human Reproduction and Embryology (ESHRE). ART fact sheet. Press information. Available at: new.eshre.eu/~/media/sitecore-files/Annual-meeting/Lisbon/ART-fact-sheet.pdf?la=en. Accessed: February 2018.
  3. American Society of Reproductive Medicine (ASRM). Quick facts about infertility. Available at: https://www.asrm.org/detail.aspx?id=2322. Accessed: September 2016.
  4. Wang J, et al. Therap and Clin Risk Man 2006;2(4):355–364.
  5. Fritz M and Speroff L. Chapter 31. Assisted Reproduction. In: Clinical Gynecologic Endocrinology and Infertility. 6th ed. Lippincott Williams & Wilkins, 1999.
  6. American Society for Reproductive Medicine (ASRM). Assisted reproductive technologies. 2015. Available at: https://www.asrm.org/BOOKLET_Assisted_Reproductive_Technologies/. Accessed: November 2016.
  7. Human Fertilisation and Embryology Authority (HFEA). IVF – chance of success. Available at: http://hfeaarchive.uksouth.cloudapp.azure.com/www.hfea.gov.uk/ivf-success-rate.html. Accessed: February 2018.
  8. Abuzeid M, et al. Facts Views Vis Obgyn 2014;6(3):145–149.
  9. Smith A, et al. JAMA 2015;314(24):2654–2662.
  10. Human Fertilisation and Embryology Authority (HFEA). IVF – What is in vitro fertilisation (IVF) and how does it work? Available at: http://hfeaarchive.uksouth.cloudapp.azure.com/www.hfea.gov.uk/IVF.html. Accessed: February 2018.
  11. Rowell P and Braude P. BMJ 2003;327:799–801.
  12. van der Linden M, et al. Cochrane Database Syst Rev 2015;(7):CD009154.

Bài viết liên quan

NGUY CƠ TRẺ HÓA Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP

Tăng huyết áp là một trong những bệnh phổ biến nhất trên thế giới. Bệnh nhân tăng huyết áp ở nhóm dân số trẻ đang ngày càng gia tăng.

Xem thêm
544
CHẾ ĐỘ LUYỆN TẬP VÀ ĂN UỐNG Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP

Cải thiện chế độ ăn bệnh nhân tăng huyết áp được chứng minh làm giảm đáng kể tình trạng tăng huyết áp.

Xem thêm
486
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN ĐỂ CHÚNG TA CÓ THỂ KIỂM SOÁT NHỊP TIM

Kiểm soát nhịp tim là một vấn đề quan trọng được đặt ra, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch vành và suy tim.

Xem thêm
1458